Chào bạn Lê Trang!
Việc hạch toán và ghi nhận tài sản là khác nhau.
Việc hạch toán là cách kế toán ghi nhận một nghiệp vụ kinh tế phát sinh thông qua định khoản, ghi sổ. Bạn phải hiểu bản chất nghiệp vụ kinh tế phát sinh là gì, việc hạch toán chỉ là ghi chép lại nghiệp vụ đó dưới ngôn ngữ kế toán.
Ở đây là trường hợp mua nhiều loại hàng hóa, việc đầu tiên là xác định những hàng hóa đó mua về với mục đích gì và phân loại ra tương ứng, sau đó mới căn cứ vào việc phân loại đó để có cách hạch toán và lập sổ theo dõi phù hợp.
Ví dụ trong lô hàng đó 20 bộ bàn ghế với tổng giá trị là 200 triệu thì nó sẽ là công cụ dụng cụ, vậy phần 200 triệu này sẽ hạch toán vào 242 (nếu đưa vào sử dụng ngay) hoặc 153 (nếu nhập kho đợi cấp phát). Đồng thời có 1 cái máy cắt 45 triệu thì phần 45 triệu này sẽ là tài sản cố định và hạch toán vào 211 hoặc 241. Việc còn lại là lập sổ đăng ký và theo dõi với thời gian phân bổ hoặc tính khấu hao căn cứ vào khung quy định và tuổi thọ kỹ thuật cũng như tính chất của tài sản, công cụ.
Việc hạch toán và ghi nhận tài sản là khác nhau.
Việc hạch toán là cách kế toán ghi nhận một nghiệp vụ kinh tế phát sinh thông qua định khoản, ghi sổ. Bạn phải hiểu bản chất nghiệp vụ kinh tế phát sinh là gì, việc hạch toán chỉ là ghi chép lại nghiệp vụ đó dưới ngôn ngữ kế toán.
Ở đây là trường hợp mua nhiều loại hàng hóa, việc đầu tiên là xác định những hàng hóa đó mua về với mục đích gì và phân loại ra tương ứng, sau đó mới căn cứ vào việc phân loại đó để có cách hạch toán và lập sổ theo dõi phù hợp.
Ví dụ trong lô hàng đó 20 bộ bàn ghế với tổng giá trị là 200 triệu thì nó sẽ là công cụ dụng cụ, vậy phần 200 triệu này sẽ hạch toán vào 242 (nếu đưa vào sử dụng ngay) hoặc 153 (nếu nhập kho đợi cấp phát). Đồng thời có 1 cái máy cắt 45 triệu thì phần 45 triệu này sẽ là tài sản cố định và hạch toán vào 211 hoặc 241. Việc còn lại là lập sổ đăng ký và theo dõi với thời gian phân bổ hoặc tính khấu hao căn cứ vào khung quy định và tuổi thọ kỹ thuật cũng như tính chất của tài sản, công cụ.