1. Về tài khoản:
TK 156 “hàng hóa” trong doanh nghiệp có hoạt động thương mại, mua về để bán, hàng hóa bất động sản…
TK 155 “thành phẩm”, trong doanh nghiệp sản xuất, sản xuất ra để bán. Đây là sản phẩm được hình thành từ quá trình đầu tư chi phí nguyên vật liệu, nhân công và chi phí chung v.v…. Tuy nhiên lưu ý đối với một số trường hợp cũng là sản xuất nhưng người ta không sử dụng TK 155 mà vẫn để trên tài khoản 154 rồi kết chuyển sang TK 632
TK 154 “Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang”. Tài khoản này thường gặp ở các công ty xây dựng, nhà hàng, sản xuất công nghiệp, sản xuất dịch vụ v.v…
TK 151,152,153: Hàng mua đang đi đường, NVL, Công cụ dụng cụ
TK 157: Hàng gửi đi bán
2. Khi tăng hạch toán nợ, khi giảm hạch toán có. Với hàng tồn kho mua ngoài, cần căn cứ vào hóa đơn chứng từ mua ngoài. Còn đối với nhập kho trong doanh nghiệp sản xuất, lưu ý cần phải có bảng tính giá thành để nhập đơn giá nhập kho (nợ TK 155/ Có TK 154: Vào phân hệ HTK làm phiếu nhập kho hạch toán)
3. Lưu ý khi bán hàng hóa, dịch vụ, ghi nhận giá vốn:
Bán thành phẩm, hàng hóa: Lưu ý hạch toán giá vốn, việc hạch toán giá vốn thì cần lưu ý tới phương pháp tính giá xuất kho. Bạn cần chạy giá xuất kho thì bút toán giá vốn mới được thực hiện. Nợ Tk 632/ Có TK 155,156. Có rất nhiều phương pháp tính giá xuất kho.
Tùy theo đặc thù của từng loại hàng hóa, hoạt động kinh doanh sẽ có phương pháp phù hợp. Hiện nay phương pháp bình quân gia quyền tháng là phổ biến nhất. Ngoài ra đặc thù đối với một số doanh nghiệp bán lẻ, siêu thị họ có thể dùng phương pháp “giá bán lẻ” (TT 200), lưu ý phương pháp “Nhập sau xuất trước” đã bị bãi bỏ.
4. Bán dịch vụ, sản phẩm xây lắp…: Khi xác định được doanh thu các bạn kết chuyển giá vốn Nợ TK 632/ Có TK 154 theo từng dịch vụ, hạng mục công trình. TK 154 về nguyên tắc phải theo dõi chi tiết theo từng đối tượng để làm cơ sở xác định giá vốn tương ứng.
Trong thực tế, có rất nhiều kế toán đã không theo dõi được chi tiết dẫn tới khó khăn trong việc tính giá vốn. Trong sách vở thường có câu đồng thời với việc ghi nhận doanh thu là phải ghi nhận giá vốn, tuy nhiên thực tế đôi lúc lại không hoàn toàn như vậy. Ví dụ, với hoạt động nhà hàng doanh thu phát sinh hằng ngày nhưng mình có thể cuối tháng tập hợp chi phí và xác định giá vốn 1 lần vào cuối tháng.
Để theo dõi được chi tiết từng công trình: cần phải xác định các chi phí dùng riêng cho từng sản phẩm, công trình, dịch vụ. Cái gì chung không theo dõi được thì phải phân bổ theo tiêu thức phù hợp. Tuy nhiên, xét về phương diện tổng thể, nhiều trường hợp vẫn có thể không cần theo dõi chi tiết theo từng loại ví dụ như đặc thù không có sản phẩm dở dang, tất cả đều xong xuôi,hoàn thành và đã ghi nhận hết về giá vốn
5. Về định mức
+ Hiện nay cơ quan thuế không yêu cầu đăng ký định mức. Định mức do doanh nghiệp tự xây dựng và lưu hành nội bộ. Về quy định thuế TNDN, TT 96 chỉ quy định loại trừ chi phí khi vượt định mức đối với các nguyên vật liệu được nhà nước ban hành định mức Nên xây dựng định mức để làm cơ sở giải trình chi phí cấu thành nên sản phẩm, bảo vệ giá vốn
6. Về công suất máy sản xuất:
Lưu ý khấu hao phần không đạt công suất cần hạch toán vào GV chứ không phải đưa vào chi phí tính giá thành
7. Về hạch toán tỷ giá: Đối với các trường hợp phát sinh ngoại tệ khi mua về hạch toán theo tỷ giá bán của ngân hàng giao dịch. Trong trường hợp có ứng trước thì tương ứng với phần đã ứng trước cần phải hạch toán tỷ giá gốc đã hạch toán khi ứng trước
8. Về dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Tham khảo TT 228, TT 200
+ Nợ TK 632/ Có TK 229
Khi hàng tồn kho hư hỏng, giảm giá cần cân nhắc tới việc trích lập dự phòng.
Giá trị trích lập dự phòng = Số lượng tồn kho x ( giá gốc theo sổ kế toán– giá trị thuần có thể thực hiện được)
* Trích lập dự phòng theo loại sp, không phải từng chiếc một đơn lẻ
+ Trước khi nộp báo cáo, nếu đã phát sinh nghiệp vụ bán hàng của các hàng tồn kho giảm giá đó sau ngày 31/12 thì coi như giá bán đó - các chi phí bán hàng như là một cơ sở xác định giá trị thuần có thể thực hiện được. Tham khảo chuẩn mực kế toán: Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm.
+ Hồ sơ dự phòng các bạn tham khảo TT 228 Việc trích lập dự phòng có rủi ro thuế khác lớn vì thông thường các hồ sơ trích lập dự phòng của các kế toán thường khá sơ sài, thậm chí nhiều trường hợp thiếu cơ sở. Nhưng liệu thấy hàng giảm giá trầm trọng nhưng kế toán lại không trích lập dự phòng mà đợi khi bán thực tế và đẩy một khoản lỗ to đùng thì có rủi ro gì về thuế không? Trả lời: Vẫn có. Bởi vì nguyên tắc chi phí phải đúng kỳ, cơ quan thuế có thể xem xét những nhân tố liên quan để kết luận hàng đã giảm giá từ năm trước, đúng ra đã phải trích lập rồi nhưng kế toán ko chịu trích lập thì rủi ro thuế vẫn có thể xảy ra
9. Về tính giá thành:
Trong DN sản xuất: Cần xác định công ty bao nhiêu loại sản phẩm, sản xuất hàng loạt hay theo đơn đặt hàng. Thuế không yêu cầu nộp đăng ký định mức nhưng doanh nghiệp cũng nên xây dựng để có cơ sở giải trình cũng như quản trị chi phí. Chi phí cần theo dõi riêng biệt cho từng loại sản phẩm. Với chi phí chung thì cần phân bổ. Thường người ta áp dụng theo phương pháp hệ số hoặc tỷ lệ NVL rất nhiều: Cần trao đổi, làm việc với phòng kỹ thuật… để có thể xây dựng hệ số phân bổ phù hợp…Bảng tính giá thành thường được tính hằng tháng hoặc hằng quý…
Trong nhà hàng:
+ Vấn đề chi phí NVL là đặc thù nhất. Nên có định lượng món ăn (Ví dụ món lẩu đó gồm NVL gì) để có kế hoạch mua hàng, để quản trị doanh thu, chi phí.
+ Sử dụng tỷ lệ cost trên doanh thu để kiểm soát rủi ro: Lãng phí NVL hay trốn doanh thu
+ Hạch toán chi phí NVL thường gặp:
C1: Hạch toán thẳng vào 621 (TT200), 154 (TT133) mà không qua kho.
C2: Hạch toán qua TK 152 rồi dựa vào định lượng rồi làm phiếu xuất kho dựa trên định lượng đó, cuối tháng điều chỉnh lại theo kiểm kê thực tế.
C3: Dựa vào kết quả kiểm kê cuối tháng và làm Phiếu xuất 1 lần. Tùy theo mục đích cụ thể để lựa chọn cách, biến tấu phù hợp
+ Với hàng hóa như bia, rượu, thuốc lá, kem làm phiếu xuất kho ghi nhận giá vốn, số lượng căn cứ vào phần mềm bán hàng (VD: Pm POS). Lưu ý để kiểm soát hàng hóa, doanh thu thì cần đưa ra quy trình kiểm kê, xử phạt và thực hiện triệt để quy trình đó. Trong nhà hàng hiện tượng kiểm kê hàng này thừa, hàng này thiếu qua lại là do thu ngân nhập nhầm mã hàng, từ đó nên đưa ra quy định để hạn chế Trong lĩnh vực xây dựng:
+ Lưu ý không được vượt định mức, dự toán. Nếu có sự thay đổi so với dự toán phải có phụ lục điều chỉnh. Vấn đề thường gặp là nhiều lúc nhà thầu bỏ chi phí NVL ít dẫn tới thường lấy thêm chi phí. Mục đích lấy thêm chi phí phòng khi CĐT phát hiện và đánh giá chất lượng không đảm bảo và giảm số thuế phải nộp cho mình
+ Kế toán cần hỗ trợ của kỹ thuật để xác định được lượng NVL cần cân đối sao cho phù hợp. Lưu ý chi phí thì phải lấy có kế hoạch trước, tránh trường hợp hóa đơn về sau thời điểm nghiệm thu. Tập hợp chi phí phải đúng hạng mục công trình, DT ghi nhận theo gì thì chi phí cũng theo như vậy để sau này có cơ sở hạch toán giá vốn. Tránh trường hợp, dt có mà giá vốn ko biết kết chuyển như thế nào v.v…
10. Về xử lý hàng hóa bị âm kho: Thông thường âm kho là do nhầm mã kho, do xuất bán rồi mà chưa nhập kho (lý do thường kế toán nói là do chưa có hóa đơn hoặc hàng không có hóa đơn), do không có hàng mà đi bán hóa đơn. Phải tìm hiểu nguyên nhân rồi dò la tìm kiếm các bạn nhé. Đừng theo các bài viết không nói rõ nguyên nhân mà đã đưa ra hướng xử lý không đúng.