loader image
Chuyển tới nội dung chính

Khi nào thì thực hiện "Xoá, điều chỉnh, và thay thế hóa đơn" ạ

Trả lời: Khi nào thì thực hiện "Xoá, điều chỉnh, và thay thế hóa đơn" ạ

Bởi Kế toán Việt Hưng -
Số lượng các câu trả lời: 0
Chào bạn Vũ Đức Minh!
1) Xóa hóa đơn: Là nghiệp vụ được thực hiện để làm cho hóa đơn đã phát hành không còn giá trị.

Trường hợp áp dụng: Trường hợp này là khi hóa đơn đã phát hành, và khi phát hiện có sai sót thì hóa đơn chưa được đưa vào trong báo cáo thuế.

2) Điều chỉnh hóa đơn: Là nghiệp vụ được thực hiện để làm thay đổi thông tin, hoặc tăng, hoặc giảm thông tin số tiền trên hóa đơn.

Trường hợp áp dụng: Trường hợp này là khi hóa đơn đã phát hành, và khi phát hiện có sai sót thì hóa đơn đã được đưa vào trong báo cáo thuế.

3) Thay thế hóa đơn: Là nghiệp vụ được thực hiện để thay thế hóa đơn đã phát hành này bằng việc phát hành một hóa đơn khác. Như vậy chúng ta có thể hiểu rằng nghiệp vụ thay thế hóa đơn là một nghiệp vụ kép gồm 2 nghiệp vụ: Xóa hóa đơn cần thay thế & phát hành hóa đơn mới tương ứng để thay cho hóa đơn đã xóa đó.

Trường hợp áp dụng:

-Trường hợp này là khi hóa đơn đã phát hành, và khi phát hiện có sai sót thì hóa đơn chưa được đưa vào trong báo cáo thuế.

- Khi đơn vị phát hành cần xóa hóa đơn có sai sót & phát hành hóa đơn mới tương ứng, để thay cho hóa đơn đã xóa đó.