loader image
Chuyển tới nội dung chính
Các yêu cầu hoàn thành

Kế toán Quỹ tiền mặt

1. Những công việc Kế toán tiền mặt phải làm

  • Lập các chứng từ thu, chi khi có phát sinh.
  • Hạch toán các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến tiền mặt: sử dụng một đơn vị tiền tệ để hạch toán là đồng Việt Nam
  • Nhận báo cáo quỹ kèm theo các chứng từ gốc từ thủ quỹ hàng ngày.
  • Kiểm tra đối chiếu số liệu trên chứng từ với số liệu trên sổ quỹ.
  • Định khoản và ghi vào sổ kế toán tổng hợp.
  • Lưu giữ chứng từ liên quan tiền mặt theo quy định và quy chế của Công ty.

2. Các chứng từ sử dụng trong kế toán tiền mặt

  • Phiếu thu, phiếu chi 
  • Giấy đề nghị tạm ứng, giấy thanh toán tạm ứng
  • Chứng từ ghi sổ
  • Sổ quỹ tiền mặt; sổ chi tiết tiền mặt
  • Sổ cái TK 111
  • Và các sổ kế toán tổng hợp khác…

3. Tính chất tài khoản:

Tài khoản sử dụng là TK 111 có tính chất phát sinh Tăng ghi bên Nợ, phát sinh Giảm ghi bên Có, Cuối kỳ có số dư bên Nợ

4. Các nghiệp vụ hạch toán thường phát sinh

- Mua NVL, HH, CCDC nhập kho, DV thanh toán ngay

Nợ TK 152,156,153,154,642

Nợ TK 133

     Có TK 111

- Rút tiền gửi về nhập quỹ tiền mặt

Nợ TK 111

      Có TK 112

- Nộp tiền mặt vào tài khoản

Nợ TK 112

     Có TK 111

- Chi lương

Nợ TK 334

     Có TK 111

KẾ TOÁN NGÂN HÀNG

1. Nhiệm vụ cụ thể của kế toán ngân hàng tại doanh nghiệp

- Nộp tiền ra ngân hàng để phục vụ các hoạt động của công ty.

- Định khoản, vào máy các chứng từ tiền gửi, ký cược, ký quỹ, tiền vay ngân hàng.

- Nhận chứng từ từ các ngân hàng, xắp xếp theo nội dung.

- Lập bảng kê nộp séc, trình ký, đóng dấu để nộp ra ngân hàng.

- Thường xuyên kiểm tra số dư tiền gửi các ngân hàng vào mỗi ngày để có các báo cáo cho trưởng phòng nhằm kiểm soát và thực hiện kế hoạch dòng tiền.

- Kiểm tra số dư tiền gửi các ngân hàng để xem tăng giảm của tiền gửi ngân hàng, báo cáo cho trưởng phòng để kiểm soát và thực hiện kế hoạch dòng tiền.

- Kiểm tra số dư các tài khoản ngân hàng và làm bút toán chênh lệch tỷ giá các tài khoản ngân hàng.

- Kiểm tra tính đúng đắn các nội dung ghi trên séc và viết phiếu thu séc với những séc hợp lệ.

- Kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của đề nghị thanh toán và lập lệnh chi tiền, uỷ nhiệm chi, công văn mua ngoại tệ (đối với lệnh chi ngoại tệ)…và nộp ra ngân hàng.

- Kiểm tra đơn xin bảo lãnh ngân hàng của các bộ phận khi có nhu cầu phải bảo lãnh của ngân hàng.

- Kiểm tra chứng từ báo nợ, báo có, báo vay, báo trả vay của các ngân hàng.

- Lập và nộp hồ sơ bảo lãnh tại các ngân hàng.

- Lập hồ sơ vay vốn ngân hàng, trả nợ vay ngân hàng theo qui định của ngân hàng và mục đích của từng lần vay.

- Chuyển hồ sơ cho kế toán trưởng và chủ tài khoản ký.

- Chuyển giao hồ sơ cho ngân hàng và theo dõi tình hình nhận nợ và trả nợ vay ngân hàng.

- Theo dõi tình hình thực hiện các bảo lãnh tại các ngân hàng.

- Theo dõi tình hình mở thanh toán, ký hậu vận đơn gốc, bảo lãnh các LC.

- Theo dõi, liên lạc để thực hiện các công việc đã yêu cầu và giải đáp các khúc mắc của phía ngân hàng.

- In bảng kê, ký người lập bảng kê, chuyển cho người kiểm soát.

- In phiếu kế toán, ký người lập và chuyển cho kế toán trưởng ký và lưu trữ.

- Tổ chức lưu trữ chứng từ: Giấy nộp tiền NSNN, biên lai nộp thuế, UNC nộp thuế…của thuế NK, GTGTNK, TTĐB…(nếu có).

- Làm bút toán chênh lệch tỷ giá, bên cạnh đó để kiểm soát dữ liệu kịp thời chính xác, kế toán ngân hàng đối soát với Kế toán công nợ để theo dõi tình hình thanh toán của khách hàng cũng như việc thanh toán cho nhà cung cấp vào cuối tháng.

2. Lưu ý khi làm kế toán ngân hàng tại doanh nghiệp

- Làm kế toán ngân hàng bạn cần lưu ý đến các chữ ký ở các tờ Séc, Ủy nhiệm chi. Trong quá trình làm phát sinh các nghiệp vụ, kế toán cần lưu ý tập hợp đủ chứng từ và kẹp thành bộ để dễ dàng kiểm tra cũng như rà soát về số liệu. Kế toán ngân hàng cũng cần cập nhật kịp thời để có số dư phục vụ cho việc lên kế hoạch thanh toán của công ty. 

- Các giấy nhận nợ( nếu vay ngân hàng) thì phải lưu trữ cẩn thận, sắp xếp theo số thứ tự, đối với hóa đơn trên 20 triệu, nếu chiết khấu thanh toán nên photo chứng từ ngân hàng kẹp cùng hóa đơn, chứng từ ngân hàng gốc của những hóa đơn trên 20 triệu thì kẹp cùng sổ phụ 112.

3. Tài khoản kế toán sử dụng: 

TK 112. TK này có tính chất: Phát sinh tăng ghi bên Nợ, phát sinh giảm ghi bê Có, cuối kỳ có số dư bên Nợ

4. Một số nghiệp vụ kế toán liên quan đến ngân hàng

- Rút tiền gửi về nhập quỹ tiền mặt

Nợ TK 111

    Có TK 112

- Thanh toán tiền cho nhà cung cấp

Nợ TK 331

    Có TK 112

- Nộp bảo hiểm

Nợ TK 3383

Nợ TK 3384

Nợ TK 3385

     Có TK 112

- Nộp thuế các loại

Nợ TK 33311 - Thuế GTGT

Nợ TK 3334 - Thuế TNDN

Nợ TK 3335 - Thuế TNCN

Nợ TK 33382 - Thuế môn bài

    Có TK 112

- Phí ngân hàng: phí chuyển khoản, phí SMS, phí duy trì tài khoản

Nợ TK 642

    Có TK 112

- Thu tiền khách hàng

Nợ TK 112

    Có TK 131

- Lãi tiền gửi

Nợ TK 112

    Có TK 515

- Nộp tiền mặt vào tài khoản

Nợ TK 112

    Có TK 111

Sửa lần cuối: Thứ Năm, 18 tháng 7 2024, 3:48 PM