Một số máy móc của spa cần sửa, nâng cấp, thì số tiền bỏ ra sửa chữa đó, mình hạch toán ntn ạ
Để phản hồi tới Anh Anh
Trả lời: Một số máy móc của spa cần sửa, nâng cấp, thì số tiền bỏ ra sửa chữa đó, mình hạch toán ntn ạ
Bởi Kế toán Việt Hưng -
Chào bạn Anh Anh!
Nâng cấp TSCĐ: là hoạt động cải tạo, xây lắp, trang bị bổ sung thêm cho TSCĐ nhằm nâng cao công suất chất lượng sản phẩm, tính năng tác dụng của TSCĐ so với mức ban đầu hoặc kéo dài thời gian sử dụng của TSCĐ đưa vào áp dụng quy trình công nghệ sản xuất mới làm giảm chi phí hoạt động của TSCĐ so với trước
I. Nâng cấp TSCĐ
Theo Điều 7 Thông tư 45/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định:
Các chi phí đầu tư nâng cấp TSCĐ được phản ánh tăng nguyên giá của TSCĐ đó, không được hạch toán các chi phí này vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.
Ví dụ: Công ty Kế toán Việt Hưng mua một TSCĐ mới 100% với giá ghi trên hóa đơn 112 triệu đồng, chi phí vận chuyển là 5 triệu đồng, chi phí lăp đặt chạy thử là 3 triệu đồng. TSCĐ có tuổi thọ kỹ thuật là 12 năm, thời gian trích khấu hao của TSCĐ doanh nghiệp dự kiến là 10 năm. TSCĐ được đưa vào sử dụng ngày 01/01/2017.
Nguyên giá TSCĐ = 112 trđ+ 5 trđ+ 3 trđ = 120 trđ
Mức trích khấu hao trung bình hàng năm = 120 trđ : 10 năm = 12 trđ/năm
Mức trích khấu hao trung bình hàng tháng = 12 trđ : 12 tháng = 1 trđ/ tháng
Hàng năm doanh nghiệp trích 12 trđ chi phí khấu hao TSCĐ vào chi phí kinh doanh.
Sau 5 năm sử dụng, doanh nghiêp nâng cấp TSCĐ với tổng chi phí là 30 trđ, thời gian sử dụng được đánh giá lại là 6 năm (tăng 1 năm so với thời gian sử dụng đã đăng ký ban đầu) ngày hoàn thành đưa vào sử dụng là 01/01/2022.
Nguyên giá TSCĐ= 120 trđ+ 30trđ = 150 trđ
Số khấu hao lũy kế đã trích = 12 trđ x 5 năm = 60 trđ
Giá trị còn lại trên sổ kế toán = 150 tr – 60 tr = 90 trđ
Mức trích khấu hao trung bình năm = 90 trđ : 6 năm = 15 trđ/năm
Mức trích khấu hao trung bình tháng = 15 trđ : 12 tháng= 1,250 trđ/ tháng
Từ năm 2022 trở đi, DN trích khấu hao vào chi phí sản xuất kinh doanh mỗi tháng 1.250.000đ đối với TSCĐ được nâng cấp.
II.Sửa chữa TSCĐ
Các chi phí sửa chữa TSCĐ không được tính tăng nguyên giá TSCĐ mà được hạch toán trực tiếp hoặc phân bổ dần vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng tối đa không quá 3 năm.
Đối với những TSCĐ mà việc sửa chữa có tính chu kỳ thì doanh nghiệp được trích trước chi phí sửa chữa theo dự toán vào chi phí hàng năm. Nếu số thực chi sửa chữa TSCĐ lớn hơn số trích theo dự toán thì doanh nghiệp được tính thêm vào chi phí hợp lý số chênh lệch này. Nếu số thực chi sửa chữa TSCĐ nhỏ hơn số đã trích phần chênh lệch được hạch toán giảm chi phí kinh doanh trong kỳ.
Cách hạch toán chi phí sửa chữa, nâng cấp TSCĐ
Công tác sửa chữa TSCĐ của DN có thể tiến hành theo phương thức tự làm hoặc giao thầu.
Khi phát sinh chi phí cải tạo, nâng cấp, sửa chữa TSCĐ:
Nợ TK 2413 – Sửa chữa lớn TSCĐ
Nợ TK 1332- Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111/112/331…
Khi việc sửa chữa, cải tạo nâng cấp được hoàn thành
Nếu là khoản chi phí sửa chữa (không đủ điều kiện ghi tăng nguyên giá TSCĐ)
Nợ TK 623/627/641/642… (nếu là sửa chữa nhỏ)
Nợ TK 242 (nếu là sửa chữa lớn được phân bổ nhiều kỳ)
Nợ TK 352 dự phòng phải trả (nếu trích trước chi phí sửa chữa định kỳ)
Có TK 2413- Sửa chữa lớn TSCĐ
Nếu là khoản cải tạo nâng cấp (thỏa mãn điều kiện ghi tăng nguyên giá TSCĐ)
Nợ TK 211 – TSCĐ hữu hình
Có TK 2413 – Sửa chữa lớn TSCĐ
Chú ý: Trường hợp sủa chữa thường xuyên TSCĐ thì không hạch toán vào TK 2413 mà tính thẳng vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ
Nợ TK 154/627/641/642…
Nợ TK 133
Có TK 111/112/331…
Nâng cấp TSCĐ: là hoạt động cải tạo, xây lắp, trang bị bổ sung thêm cho TSCĐ nhằm nâng cao công suất chất lượng sản phẩm, tính năng tác dụng của TSCĐ so với mức ban đầu hoặc kéo dài thời gian sử dụng của TSCĐ đưa vào áp dụng quy trình công nghệ sản xuất mới làm giảm chi phí hoạt động của TSCĐ so với trước
I. Nâng cấp TSCĐ
Theo Điều 7 Thông tư 45/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định:
Các chi phí đầu tư nâng cấp TSCĐ được phản ánh tăng nguyên giá của TSCĐ đó, không được hạch toán các chi phí này vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.
Ví dụ: Công ty Kế toán Việt Hưng mua một TSCĐ mới 100% với giá ghi trên hóa đơn 112 triệu đồng, chi phí vận chuyển là 5 triệu đồng, chi phí lăp đặt chạy thử là 3 triệu đồng. TSCĐ có tuổi thọ kỹ thuật là 12 năm, thời gian trích khấu hao của TSCĐ doanh nghiệp dự kiến là 10 năm. TSCĐ được đưa vào sử dụng ngày 01/01/2017.
Nguyên giá TSCĐ = 112 trđ+ 5 trđ+ 3 trđ = 120 trđ
Mức trích khấu hao trung bình hàng năm = 120 trđ : 10 năm = 12 trđ/năm
Mức trích khấu hao trung bình hàng tháng = 12 trđ : 12 tháng = 1 trđ/ tháng
Hàng năm doanh nghiệp trích 12 trđ chi phí khấu hao TSCĐ vào chi phí kinh doanh.
Sau 5 năm sử dụng, doanh nghiêp nâng cấp TSCĐ với tổng chi phí là 30 trđ, thời gian sử dụng được đánh giá lại là 6 năm (tăng 1 năm so với thời gian sử dụng đã đăng ký ban đầu) ngày hoàn thành đưa vào sử dụng là 01/01/2022.
Nguyên giá TSCĐ= 120 trđ+ 30trđ = 150 trđ
Số khấu hao lũy kế đã trích = 12 trđ x 5 năm = 60 trđ
Giá trị còn lại trên sổ kế toán = 150 tr – 60 tr = 90 trđ
Mức trích khấu hao trung bình năm = 90 trđ : 6 năm = 15 trđ/năm
Mức trích khấu hao trung bình tháng = 15 trđ : 12 tháng= 1,250 trđ/ tháng
Từ năm 2022 trở đi, DN trích khấu hao vào chi phí sản xuất kinh doanh mỗi tháng 1.250.000đ đối với TSCĐ được nâng cấp.
II.Sửa chữa TSCĐ
Các chi phí sửa chữa TSCĐ không được tính tăng nguyên giá TSCĐ mà được hạch toán trực tiếp hoặc phân bổ dần vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng tối đa không quá 3 năm.
Đối với những TSCĐ mà việc sửa chữa có tính chu kỳ thì doanh nghiệp được trích trước chi phí sửa chữa theo dự toán vào chi phí hàng năm. Nếu số thực chi sửa chữa TSCĐ lớn hơn số trích theo dự toán thì doanh nghiệp được tính thêm vào chi phí hợp lý số chênh lệch này. Nếu số thực chi sửa chữa TSCĐ nhỏ hơn số đã trích phần chênh lệch được hạch toán giảm chi phí kinh doanh trong kỳ.
Cách hạch toán chi phí sửa chữa, nâng cấp TSCĐ
Công tác sửa chữa TSCĐ của DN có thể tiến hành theo phương thức tự làm hoặc giao thầu.
Khi phát sinh chi phí cải tạo, nâng cấp, sửa chữa TSCĐ:
Nợ TK 2413 – Sửa chữa lớn TSCĐ
Nợ TK 1332- Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111/112/331…
Khi việc sửa chữa, cải tạo nâng cấp được hoàn thành
Nếu là khoản chi phí sửa chữa (không đủ điều kiện ghi tăng nguyên giá TSCĐ)
Nợ TK 623/627/641/642… (nếu là sửa chữa nhỏ)
Nợ TK 242 (nếu là sửa chữa lớn được phân bổ nhiều kỳ)
Nợ TK 352 dự phòng phải trả (nếu trích trước chi phí sửa chữa định kỳ)
Có TK 2413- Sửa chữa lớn TSCĐ
Nếu là khoản cải tạo nâng cấp (thỏa mãn điều kiện ghi tăng nguyên giá TSCĐ)
Nợ TK 211 – TSCĐ hữu hình
Có TK 2413 – Sửa chữa lớn TSCĐ
Chú ý: Trường hợp sủa chữa thường xuyên TSCĐ thì không hạch toán vào TK 2413 mà tính thẳng vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ
Nợ TK 154/627/641/642…
Nợ TK 133
Có TK 111/112/331…