loader image
Chuyển tới nội dung chính

Giao dịch liên kết và chi phí lãi vay giữa công ty mẹ, con

Giao dịch liên kết và chi phí lãi vay giữa công ty mẹ, con

Bởi Nguyễn Thanh Nhàn -
Số lượng các câu trả lời: 1

Công ty A là công ty con của Công ty B (B là DN 100% vốn đầu tư nước ngoài tại VN). Công ty A có vay tiền của công ty mẹ tại nước ngoài của Công ty B.

  • Xin hỏi đây có phải là giao dịch liên kết hay không?
  • Theo công thức tính EBITDA để tính chi phí lãi vay được trừ thì phần chi phí lãi vay là chi phí đã thực trả trong năm hay tính toàn bộ chi phí bao gồm chi phí trích trước?
  • Chi phí lãi vay bị loại toàn bộ nếu Công ty B lỗ và EBITDA âm có đúng không?
  • Nếu EBITDA âm mà Công ty A có lãi tiền gửi thì chi phí lãi vay bị loại bằng tổng chi phí lãi vay trừ lãi tiền gửi đúng không?
Để phản hồi tới Nguyễn Thanh Nhàn

Trả lời: Giao dịch liên kết và chi phí lãi vay giữa công ty mẹ, con

Bởi Kế toán Việt Hưng -
Chào bạn Nguyễn Thanh Nhàn!
Tại điểm a khoản 3 Điều 16 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP:

a) Tổng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ, của người nộp thuế được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không vượt quá 30%, của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong kỳ cộng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi, và lãi cho vay phát sinh trong kỳ cộng chi phí khấu hao phát sinh trong kỳ của người nộp thuế;

b) Phần chi phí lãi vay không được trừ theo quy định tại điểm a khoản này được chuyển sang kỳ tính thuế tiếp theo khi xác định tổng chi phí lãi vay được trừ trong trường hợp tổng chi phí lãi vay phát sinh được trừ của kỳ tính thuế tiếp theo thấp hơn mức quy định tại điểm a khoản này. Thời gian chuyển chi phí lãi vay tính liên tục không quá 05 năm kể từ năm tiếp sau năm phát sinh chi phí lãi vay không được trừ;..”

Chi phí lãi vay được trừ được xác định là chi phí lãi vay hạch toán tương ứng, với doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong năm, bao gồm chi phí lãi vay trích trước tương ứng với doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh.

Trường hợp tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong kỳ cộng chi phí lãi vay sau, khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ cộng chi phí khấu hao phát sinh trong kỳ âm (EBITDA âm) ,thì phần chi phí lãi vay không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN, và phần chi phí lãi vay không được chuyển sang kỳ tính thuế tiếp theo theo điểm b khoản 3 Điều 16 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP.
Nếu EBITDA âm mà DN A có lãi tiền gửi thì chi phí lãi vay không được trừ bằng tổng chi phí lãi vay – lãi tiền gửi, lãi cho vay.